Tổng kết chương
- Mảng (array) gồm một tập các đối tượng (được gọi là các phần tử) tất cả chúng có cùng kiểu và được sắp xếp liên tiếp trong bộ nhớ.
- Biến mảng được định nghĩa bằng cách đặc tả kích thước mảng và kiểu các phần tử của nó.
<kieu_bien> ten_bien[<so_luong_phan_tu>]
- Mồi phần tử trong mảng có thế được truy xuất thông qua chi số mảng.
- Phần tử đầu tiên của mảng luôn có chỉ số 0.
- Mảng có thể có hơn một chiều (nghĩa là, hai, ba, hoặc cao hơn.Việc tố chức mảng trong bộ nhớ thì cũng tương tự không có gì thay đổi (một chuồi liên tiếp các phần tử)
- Xử lý mảng nhiều chiều thì tương tự như là mảng một chiều nhưng phải xử lý các vòng lặp lồng nhau thay vì vòng lặp đơn.
- Con trỏ đon giản chỉ là địa chỉ của một vị trí bộ nhớ và cưng cấp cách gián tiếp đế truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ.
- Biến con trỏ được định nghĩa để “trỏ tới” dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu cụ thể.
- Ký tự & là toán tử lấy địa chỉ; nó nhận một biến như là một đối số và trả về địa chỉ bộ nhớ của biến đó.
- Chúng ta có thế lấy địa chỉ một hàm và lưu vào trong một con trỏ hàm. Sau đó con trỏ có thế được sử dụng đế gọi gián tiếp hàm
- Heap được sử dụng cho việc cấp phát động các khối bộ nhớ trong thời gian thực thi chương trình. Vì the heap cũng được gọi là bộ nhớ động
- Toán tử new nhận một kiếu như là một đối số và được cấp phát một khối bộ nhớ cho một đối tượng của kiểu đó
- Toán tử delete được sử dụng để giải phóng các khối bộ nhớ đã được cấp phát bởi new.
- Một tham chiếu (reference) là một biệt hiệu (alias) cho một đối tượng.
- Ký hiệu được dùng cho định nghĩa tham chiếu thì tương tự với ký hiệu dùng cho con trỏ ngoại trừ & được sử dụng thay vì *.
- Một tham chiếu phải luôn được khởi tạo khi nó đưực định nghĩa
- Typedef là cú pháp để mở đầu cho các tên tượng trưng cho các kiểu dữ liệu.